Cách chọn tranh Đông Hồ theo ý nghĩa không chỉ riêng ngày Tết

Linh Pham – homify Linh Pham – homify
Tranh dân gian Đông Hồ dạng mành tre cuốn, Tranh Đông Hồ Tranh Đông Hồ Quartos de criança rústicos
Loading admin actions …

Ngoài phong tục treo tranh Đông Hồ ngày Tết, những người yêu thích nét đẹp dân gian này còn chọn tranh Đông Hồ để trang trí nội thất cho nhà riêng, văn phòng, nhằm thu hút may mắn và những điều tích cực. Ngoài ra, tranh Đông Hồ còn là món quà tặng cực kì tinh tế và ý nghĩa với bạn bè trong nước và nước ngoài.

Đón Tết 2018: 15 phong tục đón Tết cổ truyền rất có thể bạn đã quên mất

Trong các dòng tranh dân gian ở Việt Nam, tranh Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ, do người dân làng Đông Hồ sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghề. Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân Việt.

Để thể hiện một bức tranh, ngoài bản nét đen chủ đạo, tranh mẫu có bao nhiêu màu thì cần bấy nhiêu bản gỗ khắc in màu tương ứng. Đặc biệt, giấy in là loại giấy dó truyền thống, có quét điệp và màu sử dụng in tranh được chế từ nguồn gốc tự nhiên, như màu vàng của hoa hòe, màu đỏ của hoa hiên, màu trắng từ bột vỏ sò, điệp và màu đen của than lá tre… , tạo ra mỹ cảm dung dị, độc đáo. 

Về thể loại, dựa vào nội dung chủ đề, có thể chia tranh Đông Hồ thành 7 loại chính, gồm 
tranh thờ,
tranh chúc tụng,
tranh lịch sử,
tranh truyện,
tranh phương ngôn,
tranh cảnh vật
và tranh phản ánh sinh hoạt.

Lợn Đàn

Lợn Đàn hay còn “Mẹ con đàn lợn âm dương” trong thơ Hoàng Cầm có nhắc đến. Thì đây cũng là tên bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng mang lời chúc cho sự no ấm, sung túc với một năm mới phát tài, phát lộc.

Hình ảnh đàn lợn mẹ con cũng như những xoáy âm dương thể hiện sự sinh sôi, phát triển. Bức tranh Đông Hồ cho ta thấy một gia đình quây quần, hạnh phúc với tình cảm gắn bó. Để những người con đất Việt dù đi đâu vẫn nhớ về quê hương nơi “chôn nhau cắt rốn”.

Gà Đàn

Mang ngụ ý như một lời chúc cho sự bình an, vô sự của gia chủ. Đồng thời nó cũng là lời chúc cho gia đình con cháu đề huề, vợ chồng sớm có con.

Vinh Quy Bái Tổ

Như một lời chúc cho sự thành đạt tới gia chủ. Đây cũng là lời nhắc nhở động viên đầy ý nghĩa cho các thế hệ trẻ trong gia đình cố gắng nỗ lực học tập vươn tới thành công.

Ngoài không gian gia đình, tên các bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng: Vinh Quy Bái Tổ còn được tìm kiếm nhiều. Để treo ở những văn phòng, công ty, đại sảnh hay phòng khách của công ty, phòng làm việc. Như thể hiện sự thành đạt, biết ơn của những người thành công. Vinh Quy Bái Tổ còn được các “đại gia” mua về trưng để thể hiện sự thành đạt của mình và để thể hiện đẳng cấp, sự “độc” và sự hiểu biết của gia chủ.

Tố Nữ

Tranh dân gian Đông hồ “tố nữ” là bộ gồm bốn bức tranh. Mỗi bức là một cô gái cầm nhạc cụ khác nhau với chiều cao khác nhau nhưng có phong thái thuần Việt như nhau. Bức tranh không những cho thấy vẻ đẹp người con gái còn cho thấy âm sắc của mỗi nhạc cụ.

Vinh Hoa

Cặp tranh Vinh hoa – Phú Quý được xếp hạng thứ 3 trong danh sách tên các bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng. Là bức tranh đông hồ mang ý nghĩa sâu sắc với mục đích chúc tụng, cầu may cho gia đình.

Phú Quý

Gia đình có đầy đủ “vinh hoa – phú quý” đồng nghĩa với gia đình đông con, nhiều cháu. Bên cạnh đó, bức tranh còn mang hàm ý chúc cho gia đình có con cái thì phải đầy đủ cả nếp lẫn tẻ. Tức có trai, có gái như vậy mới tròn đầy.

Lễ Trí

Lễ Trí Nhân Nghĩa là cặp tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng được nhiều người quan tâm yêu thích và tìm kiếm. Bức tranh còn có tên gọi khác: “Gái sắc bế rùa xanh, Trai tài ôm cóc tía”.

Treo tranh chữ “Lễ trí” – Cầu mong em bé có được cái “lễ” để ứng xử phải phép với mọi người. Và cái “trí” giỏi giang sau này.

Nhân Nghĩa

Tranh “Nhân nghĩa”, với hình ảnh “Em bé trai ôm con cóc” hay còn gọi: “Trai tài ôm cóc tía” cầu chúc em bé sẽ học hành hiển đạt. Chữ “Nhân Nghĩa” ấy chính là lời cầu chúc cho các cháu bé được tặng tranh có được cái Nhân, cái Nghĩa như con cóc tía trong truyện cổ. Tuy nhỏ bé, song cóc dám lên tiếng kiện cả ông trời để đòi mưa cho dân làng.

Bé Ôm Tôm

Đầu tiên là bức tranh cậu bé ôm tôm, miêu tả một em bé mũm mĩm khôi ngô đang ôm tôm. Tôm là hình tượng xuất hiện trong hội họa thời xưa nhưng rất hiếm, vì vẽ Tôm không hề đơn giản. Hình ảnh tôm gần gũi với cuộc sống của người dân và trở thành những món ăn giàu chất dinh dưỡng trong đời sống.

Nhưng tôm xuất hiện trong bức tranh cậu bé ôm tôm của dòng tranh ĐôngHồ còn mang ý nghĩa riêng của nó. Ví như đặc điểm của loài tôm là sống ở dưới nước di chuyển trong nước bằng cách khua chân dưới nước. Tôm lại có thể bò bằng chân khi ở trên cạn, nhiều khi còn bơi ngược bằng cách gập người để nhảy xa hơn. Đây là những đặc điểm ẩn dụ cho tính cách của con người, có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh, và có những điểm riêng vượt trội hơn để nổi bật, năng động để tiến tới thành công.

Bé Ôm Cá

Em bé gái ôm cá cũng thuộc dòng tranh Đông Hồ chúc tụng. Thể hiện niềm vui trong năm mới được ôm một chú cá chép đẫy đà. Hình tượng Cá trong văn hóa dân gian Việt Nam tượng trưng cho cái chữ, cho việc học và thăng tiến trong sự nghiệp. Bạn có thể đọc thêm chi tiết ở bài viết: Ý nghĩa hình tượng cá chép trong phong thủy. Để vượt được vũ môn, cá chép đã phải bơi ngược dòng nước với sức mạnh và lòng dũng cảm. Để được hóa Rồng là cần sự kiên cường của sức mạnh và tinh thần.

Đây cũng là lời nhắn nhủ và nguyện ước của ông cha dành cho thế hệ trẻ. Phải luôn vượt qua mọi khó khăn, sóng gió trên đường đời với tinh thần mạnh mẽ và dũng cảm nhất. Để vươn tới sự thành công cho chính bản thân mình.
Bên cạnh đó, Cá chép ngoài biểu tượng về học hành, công danh. Còn là biểu tượng cho cuộc sống phú quý, sung túc, dư giả. Nên rất được nhân dân yêu thích đưa vào trong những sáng tác nghệ thuật trong tranh Đông Hồ.

Sau đây là các mẫu tranh Đông Hồ với ý nghĩa chúc tụng khác.

Bé Cầm Đào

Bộ tranh Tấn Tài Tấn Lộc

Bộ tranh Tấn Tài Tấn Lộc

Phúc Lộc Song Toàn

Precisa de ajuda com um projeto em sua casa?
Entre em contacto!

Destaques da nossa revista